Giải pháp nào để có tôm sạch?
Ngày nay, người tiêu dùng đang ngày càng đòi hỏi cao về chất lượng sản phẩm cũng như sự minh bạch trong chuỗi cung ứng sản phẩm. Tôm là nguồn thực phẩm chất lượng cao, giá tốt nên càng phải thoả mãn các kỳ vọng, đòi hỏi người mua. An toàn là tiêu chí hàng đầu. Chỉ tôm sạch mới an toàn. Cho nên, ngành tôm Việt Nam phát triển ra sao phụ thuộc vào sự điều hành, kiểm soát… để tạo ra tôm sạch.
Nuôi con bật “tanh tách” tiền tỷ trên cánh đồng nhiễm mặn xứ Thanh
Dân Việt)Từ những cánh đồng bị nhiễm mặn, sản xuất gặp nhiều bất lợi, xã Đa Lộc (huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa) đã chuyển đổi hơn 200 ha đất lúa kém hiệu quả sang nuôi tôm thẻ chân trắng. Mô hình đang giúp những hộ nông dân nơi đây khấm khá, giàu lên trông thấy.
Làm sao tăng hiệu quả trong nuôi tôm?
Từ chục năm trước, tôm thẻ chân trắng được phép nuôi ở các tỉnh đồng bằng Cửu Long. Với ưu thế mau lớn, năng suất cao, nuôi ngắn ngày hơn tôm sú và được quảng bá là chống chịu tốt hơn sự biến động của môi trường, tôm thẻ chân trắng đã được người nuôi đón nhận và diện tích nuôi đã tăng lên liên tục, đến nay chạm ngưỡng 100 ngàn hecta. Tuy nhiên, thời gian qua, người nuôi tôm bị thua thiệt nặng nề. Nguyên do tôm bị dịch bệnh tấn công và giá tôm trồi sụt thất thường. Việc tìm nguyên nhân và giải pháp khắc phục tình hình trên trở thành nhu cầu bức xúc, tiếp sức người nuôi trong lúc khó khăn này và góp phần đưa ngành tôm phát triển ổn định và bền vững hơn.
Muốn tăng hiệu quả nuôi tôm cần xem xét yếu tố khách quan là giá cả thị trường và yếu tố chủ quan là việc thực thi thả nuôi.
Các nhà máy vẫn cần nguồn tôm nguyên liệu
Trong lúc có thông tin thị trường nông sản bị ngưng trệ vì dịch Covid-19, ngành hàng tôm lại không nằm trong tình trạng này, mặc dù có chậm giao hàng, bị huỷ đơn hàng. Minh chứng cho vấn đề này là việc hàng loạt các nhà máy chế biến thuỷ sản xuất khẩu ở Cà Mau không giảm nhân công, không cắt giảm ca làm, không giảm công suất hoạt động. Ngược lại, các nhà máy lại lo thiếu nguồn cung ứng tôm nguyên liệu trong thời gian tới.
